Top Local Places

TuanTinTuc

Postfach 10 03 23, Leipzig, Germany
Company

Description

ad

Tuần Báo Dành Cho Cộng Đồng Việt Nam Tại CHLB Đức Do DVA Phát Hành

CONTACT

RECENT FACEBOOK POSTS

facebook.com

Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đính chính thông tin về ngừng cấp visa Ngày 27.9, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội lên tiếng đính chính thông tin sai lệch đang lan truyền trên mạng xã hội Việt Nam về việc Đức ngừng cấp thị thực cho các đoàn công tác và sinh viên Việt Nam. Thông báo của Đại sứ quán Đức cho biết, hiện nay các cơ quan đại diện ngoại giao của CHLB Đức tại Việt Nam đang nhận được rất nhiều các câu hỏi liên quan đến thông tin đang được lan truyền trên các trang mạng xã hội Việt Nam đề cập đến việc Đức ngừng cấp thị thực cho các đoàn doanh nghiệp, các đoàn chính phủ và sinh viên Việt Nam. Các cơ quan đại diện ngoại giao của CHLB Đức tại Việt Nam khẳng định, các thông tin này hoàn toàn không đúng với sự thật. "Hiện tại do nhu cầu đăng ký lịch hẹn cao nên thời gian chờ đợi đối với các mục đích nộp hồ sơ có thể kéo dài hàng tuần. Vì vậy đề nghị quý vị lên kế hoạch sớm cho chuyến đi của mình và đặt lịch hẹn kịp thời thông qua Đại sứ quán Đức hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại thành phố Hồ Chí Minh" - thông báo của Đại sứ quán Đức cho biết. Tất cả các thông tin liên quan đến thủ tục cấp thị thực tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Đức tại Việt Nam cũng như đường dẫn tới hệ thống lịch hẹn tương ứng có thể tìm thấy trên trang web www.vietnam.diplo.de.

facebook.com

Đức quan tâm hỗ trợ bảo vệ môi trường bờ biển ở Việt Nam Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp bà Lucia Bergfeld, Bí Thư thứ nhất, Tham tán phát triển của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam bên lề Hội nghị của Thủ tướng về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu sáng 26/9. Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng tiếp ông Jasper Abramowski, Giám đốc Tổ chức Hợp tác phát triển (GIZ) tại Việt Nam và ông Dirk Pauschert, Giám đốc chương trình của GIZ. Cùng dự buổi tiếp còn có Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Sơn Minh Thắng. Qua bà Lucia Bergfeld, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gửi lời chúc mừng tới CHLB Đức vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội Đức và bà Angela Merkel tiếp tục tái đắc cử vị trí Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 4. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng bày tỏ cảm ơn những đóng góp, hỗ trợ của Chính phủ Đức cũng như Tổ chức GIZ dành cho Việt Nam từ những năm 1990 cho đến nay trong các lĩnh vực đào tạo nghề, năng lượng và bảo vệ môi trường/ứng phó với biến đổi khí hậu.Các dự án do GIZ thực hiện đã góp phần hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và các bộ, ban, ngành, các địa phương thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của mình. Trong thời gian tới, để tránh trùng lặp trong hợp tác với các đối tác quốc tế dành cho Việt Nam và ĐBSCL, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị phía Đức hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh của từng địa phương và có sự liên kết vùng (nông nghiệp, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, thu hút đầu tư…) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng. Chính phủ Đức và GIZ tiếp tục hợp tác chính sách về bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trong vùng ĐBSCL; hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin và trao đổi thông tin kinh tế-xã hội trên địa bàn, phục vụ cho xây dựng thể chế và điều phối hoạt động chung của vùng. Về lĩnh vực năng lượng tái tạo, Phó Thủ tướng đề nghị phía Đức hỗ trợ Việt Nam thực hiện nghiên cứu phân tích đánh giá đầy đủ chi tiết tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo tại ĐBSCL cho việc khai thác sản xuất năng lượng, để từ đó đề xuất các chính sách cơ chế hỗ trợ phù hợp nhằm khai thác tối đa và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo; thực hiện một số dự án thí điểm cho các công nghệ mới sáng tạo lồng ghép giữa năng lượng tái tạo và nông nghiệp hoặc thủy sản. Ngoài ra, để chống lại thiên tai như lũ lụt, xâm nhập mặn và xói lở bờ sông, Việt Nam mong muốn GIZ hỗ trợ nâng cao nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống thông tin về quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững, tại chỗ và có cơ chế chia sẻ; hợp tác nghiên cứu các phương thức canh tác mới trong tình hình biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn và phức tạp hơn các dự báo trước đây ở ĐBSCL. Bà Lucia Bergfeld khẳng định, Chính phủ Đức sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam về các lĩnh vực tài chính (thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức) và kỹ thuật (qua Tổ chức GIZ). Các phiên đàm phán hợp tác Chính phủ đã diễn ra trong năm 2017 và đầu năm 2018 tới nhằm đối thoại, xây dựng kế hoạch hợp tác trong các năm tiếp theo ở cả cấp chiến lược và cấp thực hiện. Trong đó, Đức đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực hợp tác bảo vệ môi trường, bờ biển là một trong 3 lĩnh vực hợp tác ở cấp chiến lược. Nhân kỷ niệm Ngày Tái thiết nước Đức vào 3/10 tới, bà Lucia Bergfeld trân trọng gửi lời mời tới lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tới dự buổi lễ sẽ được tổ chức tại Đại sứ quán CHLB Đức tại Hà Nội. Cảm ơn lời mời của bà Lucia Bergfeld và sự hỗ trợ của Chính phủ Đức, Tổ chức GIZ đối với Việt Nam trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ: “Chính phủ Việt Nam coi trọng việc gìn giữ và phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược với Chính phủ Đức. Chúng tôi hân hạnh được dự Ngày Tái thiết nước Đức vào 3/10 tới”. Tính tới nay, GIZ đang hỗ trợ ODA cho Việt Nam thực hiện 12 dự án trong các lĩnh vực đào tạo nghề, năng lượng và bảo vệ môi trường/ứng phó biến đổi khí hậu với tổng giá trị khoảng 85 triệu USD. Từ nay tới năm 2020, các dự án này sẽ lần lượt hoàn thành.

facebook.com

Thủ tướng mong muốn Chính phủ Đức tiếp tục hỗ trợ ĐBSCL Bên lề Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, sáng 27/9, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ với Đại sứ CHLB Đức Christian Berger. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao Đại sứ tham dự Hội nghị, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Đức đối với tiến trình phát triển bền vững của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Qua Đại sứ, Thủ tướng trân trọng gửi lời chúc mừng Thủ tướng Angela Merkel và Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo do bà lãnh đạo giành thắng lợi tại cuộc bầu cử Quốc hội Đức nhiệm kỳ 2017-2021. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng gửi lời cảm ơn bà AngeỊa Merkel đã mời Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm G20 vào tháng 7 vừa qua và cho rằng, kết quả tốt đẹp của Hội nghị G20 đã giúp tạo sự kết nối giữa G20 và APEC, đặc biệt là trong việc phối hợp thúc đẩy thương mại tự do toàn cầu. Thủ tướng nêu rõ Chính phủ Việt Nam cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ Đức và cho biết, các chương trình hỗ trợ này đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, đặc biệt trên các lĩnh vực đào tạo nghề, năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên tinh thần đó, Thủ tướng bày tỏ mong muốn Chính phủ Đức tiếp tục hỗ trợ ĐBSCL lập quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh của địa phương. Đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong khuôn khổ Đối tác chiến lược thời gian qua, Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi Đức là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu ở châu Âu và mong muốn hai bên cần thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc nhằm tăng cường quan hệ tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới. Đại sứ Christian Berger trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, bày tỏ vui mừng được tham dự Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và cho biết sẽ tích cực làm việc với các cơ quan liên quan của Việt Nam để đẩy mạnh tiến trình hợp tác về vấn đề này. Đại sứ cũng mong muốn Chính phủ hai nước tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân hai nước. Đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội nghị, Đại sứ Christian Berger hy vọng, Hội nghị lần này sẽ đưa ra những quan điểm hợp tác phát triển thiết thực giữa Việt Nam với các quốc gia, đối tác phát triển trong đó có CHLB Đức; qua đó góp phần biến các thách thức của biến đổi khí hậu trở thành cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Đức Tuân

facebook.com

Mỹ - Đức trắc trở, phức tạp sự hợp tác trong nhiệm kỳ mới của bà Angela Merkel Với những ai muốn hướng đến nước Đức để tìm kiếm sự ổn định trong các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và chính trường thế giới, kết quả cuộc bầu cử ngày 24-9 mang lại cả tin tốt và tin xấu. Việc Thủ tướng Angela Merkel tiếp tục tại vị là tin tốt. Nó báo hiệu tính liên tục và sự ổn định ở Đức và trong mối quan hệ với bên ngoài. Là một người ủng hộ mạnh mẽ các giá trị chung của châu Âu, bà Merkel đang dành nhiều công sức để thúc đẩy hợp tác Đức - Pháp, nền tảng của sự hội nhập châu Âu và có khuynh hướng ưu tiên tìm kiếm sự ủng hộ sâu rộng của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sáng kiến đối ngoại. Với Mỹ, điều này đồng nghĩa nước này có một đối tác đáng tin cậy trên trường quốc tế mỗi khi Mỹ và EU có thể tìm được tiếng nói chung. Tin xấu là vẫn còn quá sớm để biết rõ bà Merkel sẽ đứng đầu kiểu chính phủ nào và sự phức tạp hơn của chính trường trong nước sau bầu cử có thể kiềm chế vai trò lãnh đạo quốc tế của bà. Thành phần của chính phủ Đức sắp tới sẽ đóng vai trò quan trọng về mặt chính sách của Berlin. Sự mạnh lên của Đảng Cánh tả và Đảng cực hữu Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD) sau bầu cử sẽ khiến chính phủ mới phải bận tâm nhiều hơn với chính sách đối nội. Đảng Cánh tả sẽ cản trở khả năng của chính phủ trong việc đưa ra bất kỳ cam kết quốc tế nào bị xem là làm gia tăng bất bình đẳng kinh tế trong nước. Với bà Merkel, sự trỗi dậy của AfD còn đáng lo hơn. Các nhà lãnh đạo AfD có thể lợi dụng thành kiến và nỗi lo của cử tri đối với vấn đề nhập cư. Hơn nữa, không như những đảng cực hữu yểu mệnh trước đó, AfD và những lập trường dân túy - chủ nghĩa dân tộc của mình đã tạo được vẻ bề ngoài đáng tôn trọng bằng cách đưa được một số cựu thành viên nổi tiếng của liên Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) vào ban lãnh đạo. Sự tập trung vào vai trò thủ tướng của bà Merkel chỉ là một phần của câu chuyện. Nhiệm kỳ sắp tới của nhà lãnh đạo này có thể gặp khó bởi mối bận tâm ngày càng nhiều với tình hình chính trường trong nước và chính sách đối nội. Điều này có thể làm phức tạp sự hợp tác Mỹ - Đức.

facebook.com

Alstom và Siemens sáp nhập tạo ra tập đoàn đường sắt số một châu Âu. Ngày 26/9, hãng chế tạo tàu cao tốc TGV của Pháp Alstom đã công bố sáp nhập với Tập đoàn công nghiệp Siemens của Đức theo một thỏa thuận bình đẳng và mang tính chính trị, nhằm tạo ra một tập đoàn đường sắt số một châu Âu. Theo thông báo của Alstom, việc sáp nhập với đối thủ Đức là "thời khắc quan trọng trong lịch sử của Alstom, khẳng định vị trí nền tảng và củng cố ngành đường sắt." Trụ sở của tập đoàn sẽ đặt ở Paris và 50% cổ phần của công ty mới thuộc sở hữu của Siemens. Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Siemens AG Joe Kaeser cho biết trong dài hạn, việc sáp nhập hai tập đoàn sẽ tạo ra "một nhà vô địch châu Âu mới" trong ngành đường sắt. Việc sáp nhập của Alstom-Siemens đã được thảo luận trong nhiều năm và hoàn thành việc chuyển đổi này sau khi tập đoàn Pháp bán mảng điện năng cho đối thủ của Mỹ là General Electric vào năm 2015 với giá 9,5 tỷ euro (khoảng hơn 11 tỷ USD). Hội đồng quản trị của tập đoàn mới sẽ gồm 11 thành viên, sáu trong số đó sẽ được chỉ định bởi Siemens, bao gồm cả Chủ tịch. Ông Henri Poupart Lafarge sẽ tiếp tục làm lãnh đạo công ty trong vai trò CEO và là thành viên của hội đồng quản trị. Chính phủ Pháp đã buộc Alstom và Siemens hợp tác để tạo ra một "Airbus đường sắt," đem lại doanh thu hàng năm khoảng 15 tỷ euro. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng vụ liên kết này sẽ đem lại một quan hệ đối tác Pháp-Đức mới ở trung tâm của Liên minh châu Âu sau sự ra đi của Anh.

facebook.com

Nước Đức nhiều khả năng có chính phủ 'liên minh Jamaica' Sau cuộc bầu cử tại Đức ngày 24.9, bà Angela Merkel tái cử lần thứ 4 liên tiếp nhưng nhiệm vụ khó khăn của bà sẽ là thành lập chính phủ liên minh mới, cuộc đàm phán lập liên minh này có thể kéo dài trong vài tuần, thậm chí là trong vài tháng tới. Theo CNBC, liên minh chính trị của bà Merkel là Liên minh Dân chủ Cơ đốc Đức/Liên minh Xã hội Cơ đốc Bayern (CDU/CSU) và hai đảng chính trị nhỏ hơn là đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh (Greens) đang đàm phán thành lập chính phủ với nhau. Nếu liên minh chính trị này được thành lập nó sẽ có tên là "liên minh Jamaica" vì màu cờ của ba đảng này gộp lại giống hệt màu cờ của đất nước Caribbean này. Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đối tác trong chính phủ trước của CDU/CSU thì tuyên bố mạnh rằng họ sẽ thành lập đảng chính trị đối lập và sẽ không tham gia vào bất cứ liên minh nào, ngay cả khi đảng của bà Merkel và các đảng nhỏ hơn không thể thành lập được liên minh chính trị cầm quyền. Ralf Stegner, Phó lãnh đạo của SPD nói với CNBC rằng đảng của ông "đóng mọi khả năng" với việc thành lập "liên minh lớn", nhất là sau khi đảng bị suy giảm tín nhiệm nghiêm trọng so với cuộc bầu cử hồi năm 2013, khi chỉ nhận được 20,5% phiếu so với 25,7% số phiếu của lần bầu cử trước. "Bây giờ rõ ràng là chúng tôi phải lấy lại được tín nhiệm như là một phe đối lập và đó là điều chúng tôi muốn làm", ông Stegner nói đồng thời khẳng định rằng cử tri "đã cho thấy rất rõ là họ muốn chúng tôi phải trở thành phe đối lập". Hôm 25.9, bà Merkel nói trong một cuộc họp báo rằng bà đã biết thông tin SPD muốn trở thành đảng đối lập chính chứ không muốn là đối tác trong liên minh chính trị cầm quyền, nhưng bà cho biết đảng của bà "vẫn nên tiếp xúc" với SPD. "Liên minh Jamaica" có thể là khả năng duy nhất mà bà Merkel có thể thành lập chính phủ, nhưng điều này là khá khó khi quan điểm của FDP và đảng Xanh có nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng liên quan đến tự do kinh doanh. Dù vậy, việc thành lập liên minh chính trị cầm quyền như thế này sẽ khiến chính quyền của bà Merkel suy yếu khá nhiều quyền lực khi phải chia cho FDP và đảng Xanh một số vị trí quan trọng trong chính phủ, thậm chí là chức vụ quan trọng thứ 2 trong chính quyền là chức Ngoại trưởng. Theo chuyên gia Adam Posen, chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, thì kết quả của cuộc bầu cử nước Đức và tương lai một liên minh chính trị cầm quyền nhiều bên như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến EU khá nhiều. Đặc biệt là khi các đảng như FPD và đảng Xanh có lập trường khá cứng rắn liên quan đến vấn đề giải cứu các nền kinh tế yếu kém của các nước trong khối EU như Hy Lạp. Trong suốt ngày 26.9 các đảng chính trị lớn của Đức sẽ nhóm họp nhằm đưa ra đối sách của mình trong tương lai, sau cuộc bầu cử quốc hội vừa qua. Ái Vi (theo CNBC)

facebook.com

Phóng sự ảnh: Gặp mặt lần thứ 15 Hội đồng hương Hà Nam Ninh tại Leipzig CHLB Đức ngày 23.09.2017 với chủ đề "Về với quê hương"

facebook.com

Hội đồng hương Hưng Yên gặp mặt thường niên năm 2017 tại CHLB Đức

facebook.com

Hội Người Việt Nam Erfurt-THÜRINGEN quyên góp ủng hộ đồng bào trong nước gặp thiên tai bão lũ. Chiều ngày 23.09.2017 tại trung tâm thương mại : Asia Grossmarkt - TP.Erfurt ( An der Lache 39 - Erfurt - Thüringen ) Hội người Việt nam TP. Erfurt đã tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào miền trung Việt nam bị thiệt hại bởi trận bão số 10 vừa qua tại Việt Nam.

facebook.com

Tuần lễ đa văn hóa của cộng Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức 2017

facebook.com

Châu Âu tự vệ trước sự bành trướng đầu tư Trung Quốc Không phải đến bây giờ các nước Liên Hiệp Châu Âu mới ý thức được nguy cơ bành trướng kinh tế của Bắc Kinh. Nhưng bây giờ là lúc EU có hành động cụ thể để tự bảo vệ mình trước các vụ thôn tính tràn lan của các nhà đầu tư Trung Quốc trong đủ mọi lĩnh vực kinh tế. Đó là chủ đề chính của nhật báo kinh tế Les Echos hôm 22/8, với bài xã luận khẳng định: "Đối mặt với Bắc Kinh, Châu Âu tự vệ là đúng". Les Echos nhận thấy việc Bắc Kinh bành trướng kinh tế sang sân châu Âu không phải là mới. Người ta vẫn "luôn nghĩ tới nhưng chưa bao giờ nói đến. Chưa một lần nào Trung Quốc được nêu tên trong các công việc của các nước châu Âu liên quan đến vấn đề tự bảo vệ chống lại các đầu tư nước ngoài bị coi là không được mong đợi". Giờ đây, các nước châu Âu mới bắt đầu thực sự để mắt đến chuyện đầu tư của nền kinh tế thứ 2 thế giới. Tờ báo kinh tế cho biết, từ tháng 02/2017, Pháp, Đức và Ý đã lên tiếng kêu gọi Ủy Ban Châu Âu bàn thảo về hồ sơ này. Tháng 06 vừa qua, ba nước đã gửi một văn kiện cụ thể đề nghị Liên Hiệp Châu Âu có biện pháp với chiến dịch thâu tóm dữ dội của các nhà đầu tư nước ngoài. Tài liệu trên đề cập đến việc châu Âu phải đặt ra các lằn ranh đỏ để ngăn chặn các thương vụ thâu tóm từ nước ngoài, không chỉ đối với các trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia. Đó có thể là các thương vụ mà bên mua được hỗ trợ của Nhà nước hay các vụ thâu tóm nằm trong chỉ thị của chính phủ. Les Echos nhận thấy, rõ ràng nội dung văn kiện trên nhằm vào Trung Quốc là chính. Bởi vì chương trình Made in China 2025 của Bắc Kinh đang được cụ thể hóa bằng làn sóng các tập đoàn lớn Trung Quốc thâu tóm đầu tư vào các ngành công nghệ cao cấp của châu Âu. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc tạo ra vô số các trở ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài, như bắt buộc họ phải thành lập công ty liên doanh, phải chuyển giao công nghệ, cấm đầu tư vào một số lĩnh vực … Đó rõ ràng là không có đi có lại một cách công bằng. Vì thế trong tài liệu gửi lên Ủy Ban Châu Âu, Đức, Pháp, Ý cũng đề nghị biện pháp ngăn chặn các vụ mua bán đối với các nhà đầu tư ở những nước không mở cửa tương xứng cho châu Âu. Les Echos bình luận, ba nước chủ chốt của châu Âu đã rất đúng khi có ý định dập tắt cơn thèm khát công nghệ châu Âu của Trung Quốc. Cho dù các văn kiện kiến nghị của họ không nhắc đến Trung Quốc, nhưng ngôn từ rất kiên quyết đủ để hiểu việc gia tăng kiểm soát bảo hộ nhằm vào quốc gia nào. Hai góc độ tấn công trong tài liệu đều rất đúng, không ảnh hưởng đến các quy định kinh tế thị trường, mà chỉ để bảo đảm các vụ mua bán không phải do chủ trương chỉ đạo của chính phủ và được hỗ trợ tài chính từ chính phủ. Les Echos nhận thấy là sự chồng chéo quyền lực chính trị trên các hoạt động kinh tế ở Trung Quốc rất lớn. Sự nghi ngại của các nước là hoàn toàn chính đáng. Hơn nữa, châu Âu có quyền trông đợi nhiều hơn vào quan hệ làm ăn "có đi, có lại". Bài báo dẫn lại một sự kiện liên quan đến nước Đức. Năm 2016, vụ tập đoàn về thiết bị điện gia dụng Trung Quốc Midea mua lại Kuka, hãng chế tạo robot công nghiệp của Đức đã gây rúng động trong giới công nghiệp Đức. Thủ tướng Angela Merkel đã phải sử dụng những quyết định pháp lý thích hợp để ngăn chặn thương vụ thâu tóm này. Theo Les Echos, năm ngoái các công ty Trung Quốc đã đầu tư hơn 35 tỷ euro vào châu Âu, tăng 76% trong một năm. Vẫn còn một số nước châu Âu như Hà Lan, Bồ Đào Nha hay Phần Lan có nhu cầu và họ vô tư đón nhận đầu tư của Trung Quốc. Nhưng nhiều nước thành viên khác đều thấy EU cần trang bị các phương tiện để không còn là con cừu giữa đàn sói trong quá trình toàn cầu hóa.

facebook.com

Bà Merkel trúng cử Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ tư Kết quả bầu cử Quốc hội Đức vừa được công bố, theo đó bà Angela Merkel tiếp tục giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp, song bà sẽ phải xây dựng một liên minh không mấy dễ dàng để hình thành được chính phủ mới. Cuộc bầu cử Quốc hội Đức đã bắt đầu lúc 8 giờ (giờ địa phương) ngày 24/9 tại 88.000 địa điểm bầu cử trên khắp nước Đức. Năm nay có tới 61,5 triệu cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu. Reuters đưa tin, đảng cực hữu Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD) cũng gây ấn tượng mạnh khi giành được 13,2% số phiếu bầu, lần đầu tiên đặt chân vào Quốc hội trong hơn nửa thế kỷ nay. Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) của bà Merkel giành chiến thắng cuộc bầu cử quốc hội Đức với 33,2 % số phiếu, song đây là tỷ lệ ủng hộ thấp nhất kể từ năm 1949. Đối thủ chính của bà Merkel, đảng Dân chủ Xã hội cũng nhận được kết quả tồi nhất từ trước đến nay, với chỉ 20,8 % số phiếu. Như vậy gần một nửa số cử tri Đức đã không bỏ phiếu cho hai đảng vốn thống lĩnh nước Đức kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Bà Merkel cho hay sự thành công của đảng cực hữu là một phép thử cho người Đức và điều quan trọng là phải lắng nghe những lo lắng của các cử tri và giành lại được số phiếu bầu của họ. Tất nhiên là chúng tôi hy vọng có một kết quả tốt hơn chút. Nhưng chúng tôi không quên rằng mình vừa hoàn thành một thách thức lớn, vì vậy tôi rất hạnh phúc vì chúng tôi đã đạt được các mục tiêu chiến lược trong chiến dịch tranh cử. Chúng tôi là đảng mạnh nhất, chúng tôi được ủy thác để xây dựng một chính quyền tiếp theo, và không thể có một chính phủ liên minh nào chống lại được chúng tôi”, bà Merkel cho hay. Cuộc bầu cử Quốc hội Đức diễn ra trong bối cảnh gia tăng sự ủng hộ cho các đảng cánh tả và cực hữu trên khắp châu Âu. Riêng nước Đức đang phải đối mặt với làn sóng nhập cư của hơn 1 triệu người tị nạn; đối mặt với căng thẳng với Nga kể từ khi Moscow can thiệp vào Ukraine và với mối nghi ngại về tương lai của Liên minh châu Âu kể từ khi Vương quốc Anh bỏ phiếu rời EU. Sau các kết quả bầu cử gây sốc vào năm ngoái, từ Brexit cho tới bầu cử Tổng thống Mỹ, các lãnh đạo châu Âu trông chờ vào bà Merkel để củng cố lại trật tự phương Tây tự do. Tuy nhiên, sau khi đóng vai trò làm “mỏ neo” cho sự ổn định tại châu Âu, bà Merkel giờ đây sẽ phải đối mặt với một tình huống bất ổn ở quê nhà khi cần phải thành lập một liên minh mới, một tiến trình gian nan có thể mất nhiều tháng. Ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (SPD) tuyên bố sẽ đứng ở vị trí đối lập thay vì tiếp tục liên minh hiện tại với đảng CDU của bà Merkel giống như bốn năm qua. Không có SDP, con đường duy nhất để bà Merkel giành được đa số ghế trong quốc hội là tạo “quan hệ tay ba” với đảng Dân chủ tự do (FDP) và đảng Greens. Sự sắp xếp như vậy là chưa từng được thử nghiệm ở cấp quốc gia tại Đức và thường được cho là không ổn định. Cả FDP và Greens từng bỏ qua viễn cảnh về một liên minh “tay ba” nhưng cả hai đảng đều không giành đủ số ghế trong cuộc bầu cử hôm qua (24/9) để giúp bà Merkel chiếm đa số. Kỷ nguyên mới? Cho dù liên minh mới được hình thành như thế nào thì bà Merkel, 63 tuổi, sẽ vẫn phải đối mặt với bốn năm sóng gió, với một quốc hội chia rẽ do sự quay trở lại của FDP và đảng cực hữu AfD. Được hình thành năm 2013 bởi một nhóm các học giả “bài” EU, AfD nổi lên như một nhóm chống người nhập cư sau quyết định mở cửa biên giới nước Đức của bà Merkel năm 2015, cho phép hơn 1 triệu người tị nạn đổ xô vào quốc gia này, phần lớn trong số họ là chạy trốn các cuộc chiến ở Trung Đông. Đảng CDU của bà Merkel sẽ phải đứng trước việc thành lập liên minh đầy khó khăn. Nguồn: Reuters Việc AfD có mặt trong Quốc hội Đức sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong nền chính trị của nước này, theo đó sẽ chứng kiến các cuộc tranh luận nóng bỏng hơn và một tương lai không quá chắc chắn hay thiên về sự đồng thuận như từ sau Thế chiến II đến nay. Các đảng khác được bầu vào Quốc hội đều từ chối hợp tác với AfD, đảng tuyên bố sẽ “trừng phạt nặng nề” bà Merkel vì quyết định mở biên giới. Cuộc bầu cử ở Đức được theo dõi sát sao khi diễn biến của chính trường Berlin sẽ ảnh hưởng lớn tới chính sách của EU. Bà Merkel cũng được coi là nhà lãnh đạo quan trọng của phương Tây lúc này. Dù không còn giữ được tỷ lệ tín nhiệm cao, song Thủ tướng Angela Merkel vẫn sẽ “gia nhập” "nhóm các quan chức tại nhiệm lâu nhất nước Đức" trong đó có cố lãnh đạo Helmut Kohl và Konrad Adenauer.

facebook.com

Quiz

NEAR TuanTinTuc