Top Local Places

Du Học Châu Âu Hanna Advanced Education Solution

Frankfurt, Frankfurt, Germany
Educational Consultant

Description

ad

HAES is established by a group of young researchers and lecturers from different universities in Germany, Ireland, and China. http://hanna-aes.wix.com/home

CONTACT

RECENT FACEBOOK POSTS

facebook.com

++🍀 DAAD-Stipendien für Hochschulsommerkurse 2018++🍀Học bổng DAAD cho các khóa học đại học mùa hè 2018 tại 🇩🇪Đức++ 👌DAAD tiếp tục cấp học bổng cho các khóa học đại học mùa hè trong năm sau!🍀🍀🍀 Đây là các chương trình học bổng tham dự các khóa học nâng cao trình độ tiếng Đức và đất nước học. Các khóa học bằng tiếng Đức diễn ra trong các tháng hè 🌻🌳🌞🍒 tại Đức 🇩🇪. Đối tượng xin học bổng là các sinh viên đại học, thạc sĩ tất cả các ngành học đang theo học tại một trường đại học 🚫 không phải tại Đức 🇩🇪. Trình độ tiếng Đức 🗣️ tối thiểu 😏 là B1. ⌛📬 Hạn nộp hồ sơ là ngày 1.12.2017. 🔎 Thông tin chi tiết và cách thức nộp hồ sơ mời các bạn xem tại đây: http://bit.ly/2yuuPDS 🔎 Hoặc tham khảo trên trang Facebook của chương trình: https://www.facebook.com/groups/hsk2017 ---------- 👌Auch im nächsten Jahr vergibt der DAAD wieder Stipendien für Hochschulsommerkurse! 🍀🍀🍀 Das Programm vergibt Stipendien für die Teilnahme an Kursen zur Vertiefung der deutschen Sprache und Landeskunde. Die Kurse finden auf Deutsch in den Sommermonaten 🌻🌳🌞🍒 in Deutschland 🇩🇪 statt. Bewerben können sich motivierte Studierende in Bachelor- und Masterstudiengängen aller Fachrichtungen, die bei Stipendienantritt an einer Hochschule 🚫 außerhalb Deutschlands🇩🇪 eingeschrieben sind. Das Sprachniveau 🗣️ sollte mindestens 😏 B1 sein. ⌛📬 Bewerbungsschluss ist der 1. Dezember 2017. 🔎 Mehr Informationen und Bewerbung unter: http://bit.ly/2yuuPDS 🔎 Für Interessierte existiert ebenfalls eine Facebook-Gruppe: https://www.facebook.com/groups/hsk2017

facebook.com

DANH SÁCH NGUỒN HỌC BỔNG TỪ CÁC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NHẤT THẾ GIỚI CHO CÁC NGÀNH KHÁC NHAU ĐỐI VỚI SINH VIÊN VIỆT NAM 1. Fulbright Scholarship USA https://foreign.fulbrightonline.org/about/foreign-fulbright 2. Austrian Scholarships Austria http://www.grants.at/home/EN/ 3. Aga-Khan Foundation International Scholarship http://www.akdn.org/our-agencies/aga-khan-foundation/international-scholarship-programme 4. Chevening Scholarship UK http://www.chevening.org/ 5. Endeavour Scholarships Australia https://internationaleducation.gov.au/Endeavour%20program/Scholarships-and-Fellowships/Pages/default.aspx 6. OFID International Scholarship http://www.ofid.org/FOCUS-AREAS/Beyond-the-scope/Scholarship-Award 7. Australia Award Scholarship http://dfat.gov.au/people-to-people/australia-awards/Pages/australia-awards-scholarships.aspx 8. Swedish Scholarship Sweden https://eng.si.se/scholarship/the-swedish-institute-study-scholarships/ 9. VLIR-UOS Scholarship Belgium http://www.vliruos.be/scholarships 10. NZAID Scholarship New-Zealand https://www.mfat.govt.nz/en/aid-and-development/scholarships/types-of-scholarships 11. DAAD Scholarship Germany https://www.daad.de/deutschland/stipendium/datenbank/en/21148-scholarship-database/?status=3&origin=190&subjectGrps=&daad=1&q=&page=1&detail=10000008 12. Singapore-Industry Scholarship, Singapore (For Singapore Citizens Only) https://www.singaporeindustryscholarship.sg/our-scholarships/full-term

facebook.com

TIN CHÍNH THỨC TỪ ĐẠI SỨ QUÁN ĐỨC TẠI VIỆT NAM : ĐỨC VẪN CẤP VISA CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM "Hiện nay các cơ quan đại diện ngoại giao của CHLB Đức tại Việt Nam đang nhận được rất nhiều các câu hỏi liên quan đến thông tin đang được lan truyền trên các trang mạng xã hội Việt Nam đề cập đến việc Đức ngừng cấp thị thực cho các đoàn doanh nghiệp, các đoàn chính phủ và sinh viên Việt Nam. Các cơ quan đại diện ngoại giao của CHLB Đức tại Việt Nam khẳng định các thông tin này hoàn toàn không đúng với sự thật. Việc tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước không ảnh hưởng đến việc cấp thị thực tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Đức tại Việt Nam. Hiện tại do nhu cầu đăng ký lịch hẹn cao nên thời gian chờ đợi đối với các mục đích nộp hồ sơ có thể kéo dài hàng tuần. Vì vậy đề nghị Quý vị lên kế hoạch sớm cho chuyến đi của mình và đặt lịch hẹn kịp thời thông qua Đại sứ quán Đức hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại Tp. Hồ Chí Minh. Tất cả các thông tin liên quan đến thủ tục cấp thị thực tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Đức tại Việt Nam cũng như đường dẫn tới hệ thống lịch hẹn tương ứng có thể tìm thấy trên trang web www.vietnam.diplo.de. "

facebook.com

TẠI SAO BƠI RA ĐẠI DƯƠNG Hôm nay, tôi sẽ trả lời cho bạn nghe tại sao ở nước ngoài khổ nhưng tôi vẫn chọn. Tôi vẫn hay nói vui với một cô bạn thân ở bên này rằng, chúng mình đồng hương, giờ tuy sống một nơi mà hưởng hai chế độ. Sự thật là khi bạn chưa mang quốc tịch nước người ta thì mọi sự đảm bảo rủi ro và trợ cấp chỉ là con số không tròn trĩnh. "No Money no Future" trên cái đất gọi là thiên đường này. Những du học sinh như chúng tôi bám trụ trên cái sứ thiên đường này từ đáy xã hội từng chút từng chút ngoi lên tính theo ngày theo tháng. Nhưng tôi vẫn chọn ở lại bởi một số điều: 1. Tôi sống có ý thức hơn: chỉ đơn giản ngay việc dọn dẹp phòng riêng, rửa bát sau khi ăn khi còn ở nhà chị em tôi còn đùn đẩy tị nạnh. Vậy mà khi đi du học phải sống cùng tập thể, nếu sống bẩn chẳng khác chính mình tự bôi tro chát chấu lên mặt và bị lũ hàng xóm xì xào về sự thiếu ý thức. Nhục mặt mà phải sửa. Bảo sao sau 1 năm du học về, thấy khu bếp mẹ nấu mỡ báu nhớp nháp nhìn khó chịu kinh, thế là sắn quần áo nhẩy vào kỳ cọ hỳ hục. Đã thế lần sau về quà cho mẹ không thể thiếu vài chai tẩy rửa bếp. 2. Tôi sống có trách nhiệm hơn: Bước ra nước ngoài như bản thân một mình bơi ra đại dương lớn. Mỗi quyết định sẽ là sống hay chết mà không thể có cơ hội sửa sai thay đổi. Chỉ cần lơ vơ là không biết mình đang ở đâu đi đâu và về đâu. Đơn giản là tay mình cầm chính mạng sống của mình, đầu mình là chiếc la bàn phương hướng. Đã có lúc tôi muôn buông bỏ và rơi vào trầm cảm, chơi vơi mất phương hương. Đó chính là lúc nổi lềnh phêng trên đại dương phó mặc số phận. Nhưng hơn bao giờ hết khi chính bản thân đứng giữa sự sống và cái chết, bất chợt có được chiếc phao cứu sinh thì sẽ cảm thấy càng phải nắm giữ mạng sống mình thật chặt. 3. Tôi sống có hiếu hơn. Sống giữa đại dương nhiều nước thật nhưng khan hiếm nước ngọt. Nước ngọt chính là lòng ba mẹ ấm áp trong lành. Ở giữa biển mặn tôi càng khao khát tình cảm ngọt ngào trong trẻo đó. Và thấy đau đớn hơn khi giếng ngọt ngày càng khô héo và đến một ngày ngừng tuôn. Trong khi ở nhà cảm thấy nước ngọt nhiều quá đôi khi phũ phàng thờ ơ. Đi học bố mẹ chọn trường, ra đời bố mẹ chọn chỗ đứng, trao tình cho người dưng thì bố mẹ lại hì hục giúp xây đắp "lâu đài tình ái", đến đâm hoa kết trái nổ chum cũng bố mẹ bón phân hứng quà hộ... nếu chả may không được những điều như trên thỏa nguyện thì hát bài ca "trách cứ người mãi thôi". 3. Tôi biết trân trọng đồng tiền hơn. Bởi đó là mồ hôi, nước mắt và máu của chính bản thân để tôi tồn tại. Ở Đức người ta chia đẳng cấp thế này: đứng đầu là người Đức kiếm ra tiền, thứ 2 người tỵ nạn ăn trợ cấp, thứ 3 người Đức ăn trợ cấp (trẻ em, người nghèo), thứ 4 người nước ngoài kiếm ra tiền và cuối cùng là ăn xin lang thang nhập cư bất hợp pháp. Rõ ràng là tiền sẽ quyết định tôi có nằm đáy xã hội cùng với đám vô gia cư bất hợp pháp này không. Vậy nên bạn đừng lên mặt chỉ dạy tôi cách đổ mồ hôi trao nước mắt cho người khác và càng không nên đạo đức giả bảo tôi lấy máu mình bố thí cho những người đâm rỉ máu trái tim mình để trở nên thánh thiện. Tiền chỉ nở hoa khi đặt đúng chỗ đúng người biết trân + quý + trọng mồ hôi, nước mắt và máu của tôi. 4. Tôi sống chân thành hơn. Tôi vẫn là tôi và hiểu mình đang sống vì điều gì. Bởi ở đại dương khi bơi phải trần trụi và không đeo mặt nạ mới bơi lâu được. Nếu đeo mặt nạ sớm muộn cũng bong chóc và khi quay lại sẽ không còn một ai ngoài cá rỉa bu đầy ăn xác thối. 5. Tôi biết cảm thông hơn. Đơn giản tôi không còn trách cứ và thấu hiểu tại sao có những người thích làm người khác đau đớn bởi những lời và hành động vô cảm. Tôi không trả thù hay hậm hực mà chỉ đơn giản viết thật nhiều điều tử tế để động viên chính mình hãy kiên định vì những điều mình tâm nguyện và ấp ủ. 6. Điều cuối cùng tôi đã thành NGƯỜI biết trân trọng mọi thứ. Bởi vì tất cả những điều trên. Thôi nhé !!! Đừng hỏi tại sao tôi muốn ra biển lớn, muốn vùng vẫy ở sứ "thiên đường". Còn bạn, nếu muốn dạy tôi tập bơi hãy bước ra đây bơi trên biển cùng tôi. Tác giả: tâm sự của một HAES member. Hy vọng các bạn trẻ đã, đang và sẽ ra khơi đọc có thêm động lực

facebook.com

facebook.com

Báo Đức đã làm phóng sự cảnh bảo người Việt làm giấy tờ giả vợ chồng/ con cái để ở lại Đức. Đây là lần đầu tiên tệ nạn giấy tờ giả được công khai cảnh báo rộng rãi một cách chính thức từ phía chính quyền đối với nhóm người Việt. Sẽ là càng khó khắn hơn cho người Việt đang và sống ngoài nước Đức. Không chỉ bị tù tội đối với người phạm tội mà ngay cả người vô tội Việt Nam sẽ bị phân biệt và gặp nhiều trở ngại vì uy tín và lòng tin bị đánh mất. 1 ví dụ điển hình là ngay đến đối tượng tri thức như sinh viên Việt Nam (1 trong hai nước duy nhất trên thế giới) muốn du học Đức phải trải qua APS test và các phỏng vấn tại Đại sứ quán Đức để kiểm tra trình độ và bằng cấp có thật hay không. Cùng nhau xem và share để cân nhắc vì mình vì cộng đồng và tương lai con em mình ! http://www.tagesschau.de/multimedia/video/video-295617~_origin-9dea0ada-ac05-42e9-bc45-79d655c28f2a.html http://www.tintucvietduc.de/song-tren-duc/tin-tuc-cong-dong/26860-nhan-con-gia-de-an-theo-len-truyen-hinh-duc-nha-chuc-trach-bat-dau-vao-cuoc.html

facebook.com

CÁNH CỔNG THỰC HIỆN ƯỚC MƠ THEO NGÀNH SƯ PHẠM VÀ KHOA HỌC TẠI HÀ LAN Bạn muốn vừa học vừa làm để trở thành thạc sĩ - tiến sĩ - giảng viên - nhà nghiên cứu - giáo sư ... tại đất nước HÀ LAN tươi đẹp ? Đây là trang web sẽ cung cấp mọi thông tin dưới dạng học bổng "vừa học vừa làm" cho mọi ngành học thuật. https://www.academictransfer.com Mong các bạn đạt được ước mơ lập nghiệp nơi xứ sở hoa Tulip !

facebook.com

Ghent University Top-up Grants — Ghent University

10 XUẤT HỌC BỔNG HÀNG NĂM TẠI BỈ DÀNH CHO MỌI SINH VIÊN TỪ CÁC NƯỚC THỨ 3 NHƯ VIỆT NAM The scholarship fee consists of: Allowance of €650 per month. All-in insurance (health, civil liability, repatriation) Airline ticket and visa costs are not included in the grant. ĐÂY LÀ HỌC BỔNG ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM. NẾU ĐỄ LỠ NĂM NAY 2017 (Hạn chót nộp hồ sơ 18.May.2017), CÁC BẠN HÃY CHUẨN BỊ KỸ NĂM SAU 2018 ĐỂ VỢT NGAY XUẤT HỌC BỔNG NÀY. HÃY CHIA SẺ ĐỂ NGƯỜI THÂN VÀ BÈ BẠN MÌNH NẮM ĐƯỢC CƠ HỘI NÀY. THÔNG TIN CHI TIẾT VÀO TRANG CHÍNH TẠI ĐÂY: http://www.ugent.be/en/research/funding/devcoop/topupgrants/topupgrants.htm

facebook.com

International Programmes - DAAD - Deutscher Akademischer Austauschdienst

Các Chương Trình Giảng Dạy Bằng Tiếng Anh Tại CHLB Đức Tại Đức có nhiều Trường Đại học tổ chức các Chương trình Quốc tế khác nhau dạy bằng tiếng Anh. Chương trình bao gồm những Chương trình cho Sinh viên bắt đầu vào Đại học và những Chương trình Đào tạo Cao học và cả Sau Đại học. Ngoại trừ một số ít ngoại lệ thì Ngoại ngữ được dùng để giảng dạy ở những Chương trình này chủ yếu là tiếng Anh, đặc biệt là ở những học kỳ đầu tiên. Đặc điểm chính của loại hình đào tạo này là: Trình độ cao Giảng dạy bằng tiếng Anh (điều kiện chi tiết về trình độ Ngoại ngữ được trình bày trong bản miêu tả của từng Chương trình). Chương trình học được tổ chức rất chặt chẽ. Bằng cấp Tốt nghiệp được Thế giới công nhận. Được học tiếng Đức trước và trong thời gian của Chương trình. Được trợ giúp và tư vấn đặc biệt về mặt Chuyên môn và Xã hội của các Giáo sư và trợ giảng, được chia thành nhóm nhỏ để học tập v.v...Được đi thăm và thực tập ở các Trường có Chương trình Hợp tác Đại học ở các nước khác Trong nhiều Chương trình học loại này có đến 50 % Sinh viên là người Đức tham gia với mong muốn được sử dụng thành thạo tiếng Anh và hoàn thiện cũng như nâng cao kỹ năng giao tiếp Quốc tế thông qua các chuyến thăm và thực tập ở các Trường Đại học nước khác. Tại đây có giới thiệu khái quát về loại hình đào tạo này cũng như các Chương trình Quốc tế khác. Để có được thông tin chính xác và đầy đủ về điều kiện và phương thức xin nhập học, thời hạn và thủ tục đăng ký xin nhập học, cần liên hệ trực tiếp với Chương trình. Những Trường này có quyền và chịu trách nhiệm trực tiếp về việc tuyển sinh. Thí sinh được tuyển chọn dựa trên tiêu chí về kết quả học tập. Điều kiện tiên quyết về ngoại ngữ cho đa phần Chương trình loại này là tiếng Anh với Chứng chỉ TOEFL 550 điểm hoặc tương đương. Mặc dù hầu hết các Trường đều đòi hỏi thí sinh phải có TOEFL, nhưng trong thực tế thì Trường nào cũng công nhận các loại Bằng tương đương thông dụng ở nhiều Châu lục khác nhau. Mở link sau để tra cứu chương trình học bằng tiếng Anh phù hợp. https://www.daad.de/deutschland/studienangebote/international-programs/en/ Hoặc link sau https://www.study-in.de/en/plan-your-studies/find-programme-and-university/

facebook.com

Timeline Photos

NGƯỜI TÂY HỌC NGOẠI NGỮ Tôi có 1 người bạn Đức rất thân. Gọi là bạn nhưng đó là một người đáng tuổi mẹ tôi và đáng tuổi bà của các bạn thế hệ 9x. Bạn tôi giờ đã 75 tuổi . Cách đây 60 năm, khi là một cô bé 15 tuổi bạn tôi đã nuôi ước mơ làm công việc có sử dụng nhiều ngôn ngữ như thông dịch viên, tiếp viên hàng không hay hướng dẫn viên du lịch. Để nuôi ước mơ đó năm 16 tuổi sau khi tốt nghiệp cấp 3, bạn tôi đã tự thân rời gia đình sang London - nước Anh- làm osin cho một gia đình người Đức khoảng hơn một năm. Dù chỉ hơn một năm ngắn ngủi đã giúp bạn tôi tìm hiểu lối sống văn hoá và tiếp cận ngôn ngữ. Sau đó với số tiền kiếm được từ công việc osin bạn tôi đã đầu tư hết cho việc học tiếng 1 năm tiếp theo ở London, vậy là ngoại ngữ đầu tiên là tiếng Anh. Có tiếng Anh trong tay, bạn trở về Đức làm việc tại 1 văn phòng dịch thuật hai năm. Tuy nhiên chưa bằng lòng chỉ có một ngoại ngữ, lại bằng cách tương tự bạn tôi đã sang Paris làm trông trẻ cho một gia đình người Pháp. Thêm một năm lăn lộn vất vả để tiếp cận văn hoá ngôn ngữ và tích cóp tiền cho 2 năm tiếp theo học tiếng Pháp bài bản tại Paris. Sau khi có trong tay 2 ngoại ngữ, bạn tôi lại trở về Đức và làm một công việc thú vị hơn phát huy hết khả năng ngôn ngữ đó là tiếp viên hàng không cho hãng hàng không nổi tiếng của Đức- Lufthansa. Vì bay khắp Châu Âu, một ngôn ngữ phổ biến nữa khiến bạn tôi muốn khám phá đó là tiếng Tây Ban Nha. Sau hai ngoại ngữ, con đường trinh phục ngôn ngữ mới dường như dễ hơn nhiều. Cô tiếp viên trẻ thủa ấy đã rất cần mẫn mỗi ngày tự cày một ít tiếng Tây Ban Nha dựa trên những cuốn từ điển, sách ngữ pháp và băng nghe hội thoại. Mỗi khi có dịp nghỉ dài (ở Đức có 30 ngày nghỉ cho mỗi lao động chưa kể các ngày nghỉ quốc gia) thì đều tranh thủ bay tới các thành phố của Tây Ban Nha để tiếp cận người bản địa thực tập tiếng. Nghe câu chuyện thú vị về việc học tiếng như vậy tôi đã rất khâm phục. Bởi đó là một thái độ và cách thức học tập rất chủ động, nghiêm túc và đầy đam mê. Tôi đã ngẫm về cách học tiếng của những sinh viên ngôn ngữ ở Việt Nam thời 7x và đời đầu 8x chúng tôi. Một sự quá khác biệt.... Khi ấy chúng tôi đa phần chọn tiếng vì xu thế chứ không đam mê; ví dụ 7x đua nhau học tiếng Nga, 8x đời đầu đua nhau Anh và Pháp. Học tiếng nhưng thay vì chủ động giao tiếp với mọi người thì đa phần chỉ giao tiếp một chiều với băng và sách. Và đặc biệt, hiểu về ngôn ngữ của nước khác qua lăng kính của người nước mình. Một sự thật là hầu như không ai trong chúng tôi có điều kiện ra nước ngoài để thực tập trong suốt thời gian học. Và vì thế đua nhau cùng phát huy những phát âm sai và mẫu câu ngô nghê theo tư duy kiểu rất đậm chất Việt. Kết quả là dù miệt mài học duy nhất một ngoại ngữ 6-7 năm (kể cả lúc luyện thi tới tốt nghiệp ĐH) nhiều SV chúng tôi khả năng ngoại ngữ kém ngỡ ngàng: nói thì ấp úng vừa nói vừa tìm từ, viết thì sai và câu cú không đúng với cách dùng của người bản địa. Đó là câu chuyện về học tiếng của thế hệ chúng tôi Tây và Ta rất khác biệt. Không biết các bạn từ 9x giờ sao ? Hy vọng các bạn có đủ điều kiện và đam mê học tiếng như thế hệ 4x bạn tôi ở Đức.

Timeline Photos
facebook.com

Photos from Hanna Advanced Education Solution's post

Đi du học đã khó, trở về còn "đau đớn" vật vã hơn. Tâm tư của 1 bạn trở về sau 7 năm du học. Những tâm sự và câu hỏi ngây ngô vì shock từ văn hoá lẫn mất phương hướng kỳ vọng. Nếu chưa đi du học bạn sẽ đơn giản nghĩ "học sẽ về, sẽ một tương lai rộng mở ". Suy nghĩ vậy mà sai nhé !? Hãy đọc Tâm thư và những góp ý xung quanh câu chuyện để có thể hiểu sự được mất đằng sau câu chuyện "du học"

Photos from Hanna Advanced Education Solution's post
facebook.com

Timeline Photos

NƯỚC NGOÀI NGHĨ GÌ VỀ TÍNH CHUYÊN NGHIỆP LAO ĐỘNG VIỆT Tại sao Tây thường nhận xét nhân lực Việt làm việc thiếu chuyên nghiệp. Giờ quay lại công việc có dính tới đối tác Việt, ở giữa 2 tác phong làm việc mình thẳng thắn thấy rằng, các bạn có 3 nhược điểm nổi bật là: 1. Thiếu chủ động: đối tác "mò đến" mà cứ đủng đỉnh đứng nguyên một đống nhìn chân chân trả lời đáp lễ như Robot có bài sẵn. Đáng ra phải chủ động "nhảy bổ" vào tìm mọi cách để hiểu đối tác. Mấy phương thức công nghệ tung ra hết để thu thập thông tin về đối tác và hợp tác thì không thấy đâu chỉ khư khư kín kín như gái ế sợ mất trinh ý. 2. Chưng hửng: Nói đầu cuối mất time xong chả đi tới đâu bế tắc trong sự mù thông tin như kiểu em tìm chồng nhưng em cũng không biết có thực sự cần chồng không nữa; ô chả có nhẽ em đăng tuyển tìm chồng là có ngay Tây tìm đến em thật ý ah, cơ mà em vẫn phân vân tiêu chí chọn chồng vì chưa biết mình muốn gì nà. Ôi tôi xin lạy bà... bà rảnh quá!!! 3. Tỏ ra tầm quan trọng: Người ta chuyên nghiệp thì phải lập lịch làm việc ít nhất trong 6 tuần, đã là service phải lường trước những time trống để flexible đặc biệt khách quốc tế lệch múi giờ. Ơ thế mà lại nghĩ mình phải kiêu "i am very busy" . Câu đó có gì hay khi dùng với đối tác nhỉ , chỉ chứng tỏ làm việc "no plan, no effectiveness". Với những cuộc gặp chính thức thì việc đúng schedule là vô cùng quan trọng nhưng việc trao đổi thông tin qua lại như 1 cú phone hay email thì phải xử lý nhanh gọn và flexible để tránh làm mất thời gian và cơ hội của đôi bên. Làm ơn đi muốn ăn tiền Tây đâu dễ, lại cứ hỏi tại sao đứa xấu mà tây bâu đầy cung phụng. Vì đó là những bạn không ngại bị chê xấu và càng không ngại phấn đấu. Làm ơn xin bớt ảo tưởng mình đẹp thế mà sao già vẫn còn trinh. Viết hơi thô và thẳng, nhưng các sếp nào có làm việc với nc ngoài làm ơn sa thải hay thuyên chuyển các em mắc bệnh ảo tưởng xinh mà vẫn ế ra giùm hộ em. Nhân viên làm việc thiếu chuyên nghiệp thế thì chỉ giúp sếp và doanh nghiệp cứ vo ve tiếp chuyện phiếm với hết thằng Tây này đến Tây khác. Mà thằng tử tế sau 2 bữa nửa tháng nhịn lắm lặng lẽ chuồn, cuối cùng toàn sở khanh ở lại, bảo sao "khôn ba năm dại nhiều giờ"?! P.s Thêm nữa không hiểu từ bao giờ ở VN giỏi English trở thành tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên vậy ?! Toàn đâu Robot viết nói chuẩn Vietnamese English (Tức tiếng Anh Việt đó) mà không có kỹ năng công việc chuyên môn. Làm ơn đi mỗi dân tộc đều có đặc trưng âm giọng riêng, thay vì mất time đi luyện giọng thì năng trau dồi kỹ năng chuyên môn giùm cái. Đối tác Tây nó không qtam bạn nói tiếng anh có giống người anh không mà chỉ qtam những gì bạn nói có đúng những gì bạn nghĩ không, nó cần idea + results. Xin lỗi chứ cứ "acting like Robot" thì sắm ngay Robot về làm chứ cần gì con người nữa. Đấy bảo sao ở tây giỏi English vẫn thất nghiệp ăn xã hội ầm ầm, vì đơn giản nó chỉ là công cụ truyền tin qua lại không hơn ko kém. Tác giả: một Việt kiều sống, học tập và làm việc nhiều năm ở Châu Âu Hình minh họa về chuẩn chuyên nghiệp của 1 lao động ở Châu Âu, đa thao tác đa kỹ năng hội tụ.

Timeline Photos
facebook.com

Quiz

NEAR Du Học Châu Âu Hanna Advanced Education Solution

Thong Thai

Frankfurt, Germany
Local Business

FDG

Frankfurt, Germany
Local Business